Các ngân hàng trung ương đang chịu áp lực về lo ngại sự gia tăng lạm phát trên toàn thế giới và các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ cách các ngân hàng trung ương sẽ phản ứng với tỷ lệ lạm phát kỷ lục gần đây.
Dữ liệu CPI gần đây từ Anh và Mỹ cho thấy lạm phát đã tăng trở lại trong tháng Sáu. Vào thứ Ba, ngày 13 tháng 7, Bộ Lao động báo cáo rằng giá tiêu dùng của Hoa Kỳ đã tăng mạnh nhất trong 13 năm. Dữ liệu lạm phát của Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,4%, cao hơn mức dự kiến 5%. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Anh đã tăng lên 2,5% trong tháng 6 từ mức 2,1% trong tháng trước, mức cao nhất trong gần ba năm.
Tại cuộc họp tháng 7 tuần trước, Ngân hàng Canada và Ngân hàng Dự trữ của New Zealand đã quyết định giữ nguyên lãi suất. Tuy nhiên, cả hai ngân hàng trung ương đều tuyên bố sẽ giảm chương trình mua trái phiếu để kiểm soát áp lực lạm phát. “Ủy ban nhất trí rằng chính sách ‘ít hối tiếc nhất’ hiện nay giả định rằng mức hỗ trợ tiền tệ đáng kể, có hiệu lực từ giữa năm 2020, có thể giảm sớm hơn”, đại diện ngân hang trung ương cho biết.
Ngân hàng trung ương Canada dự kiến lạm phát sẽ tăng trên 3% trong thời gian còn lại của năm do giá xăng dầu cao hơn. Thêm vào đó các điều kiện kinh tế đã đủ cải thiện để giảm lượng mua trái phiếu liên bang hàng tuần từ 3 tỷ USD xuống còn 2 tỷ USD.
Mặt khác, Ngân hàng Trung Ương châu Âu và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn cho rằng áp lực lạm phát chỉ là tạm thời. Chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ sẽ cung cấp "hỗ trợ mạnh mẽ" cho nền kinh tế "cho đến khi phục hồi hoàn toàn", Chủ tịch Fed Powell phát biểu hôm thứ Tư. Vào Chủ Nhật, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde nhận định các nhà hoạch định chính sách sẽ không lặp lại sai lầm trong quá khứ là thắt chặt chính sách quá sớm.
Dù vậy, nhiều người tham gia thị trường mong đợi một đợt tăng giá bền vững hơn, điều này có thể gây áp lực lên các ngân hàng trung ương khác để giảm số lượng chương trình mua tài sản của họ.